Làm thế nào để xác định GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN của Doanh nghiệp?
Ngày tải lên :Nếu CEO không biết hoặc định vị sai vị trí doanh nghiệp mình trên biểu đồ phát triển doanh nghiệp, thì các anh chị đã tự giết chết doanh nghiệp của mình rồi.
Vì sao lại vậy? Ví dụ đơn giản: Một đứa trẻ đang trong giai đoạn tập đi mà bắt nó vác bao xi măng thì tức là hại nó; hoặc một thanh niên đã trưởng thành nhưng không cho anh ta làm gì, chỉ cho uống sữa thì giết chết thanh niên đó.
Tương tự, CEO cũng cần biết Doanh nghiệp mình đang trong giai đoạn uống sữa hay trương thành để có những chính sách phù hợp.
5 giai đoạn phát triển của một Doanh nghiệp gồm:
Giai đoạn 1: Sống sót
– Biểu hiện: Mới triển khai kinh doanh, mới có sản phẩm, chưa đủ nhân sự. Đại khái là bạn sẽ 2 tay 3 súng và chiến đấu, đụng đâu xoay đó, địch đâu đánh đó.
– Mục đích: Đủ tồn tại, đủ cơm 2 bữa, không đói, chứng minh cho thị trường thấy sản phẩm của mình có giá trị và được chấp nhận.
Đây là giai đoạn Doanh nghiệp phần lớn tập trung vào kinh doanh, tập trung vào vốn. Có vốn rồi, các Anh Chị nhập hàng, bán hàng, thu tiền, chăm sóc khách hàng để tạo ra một tập khách hàng mới, sau đó lại tiếp tục nhập, bán hàng.
Trong các công đoạn nhập hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng,... thì ở giai đoạn 1, công đoạn “bán hàng” và “chăm sóc khách hàng” là quan trọng nhất, là mũi nhọn. Bởi vì, tiền mà các Anh Chị có do đâu? Đó là từ bán hàng mà ra. Số tiền đó có thể đem nuôi tất cả các phòng ban.
Ở giai đoạn Sinh tồn, nhập hàng chưa nhiều nên chưa cần phải căng thẳng.
Đã là giai đoạn Sinh tồn thì để bán hàng được, các anh chị có vài việc cần làm:
- Hiểu khách hàng
- Thiết lập mô hình bán hàng
- Định biên nhân sự
- Chính sách nhân sự
Ở giai đoạn này, các Anh Chị chưa hiểu khách hàng, nên cứ thay đổi vùng, đối tượng khách hàng liên tục; thiết lập mô hình khách hàng liên tục vì chưa biết bán offline hay online;... Mới đầu, các Anh Chị cũng đã vạch ra các kế hoạch rồi, nhưng trong quá trình làm lại phải điều chỉnh. Ví dụ ban đầu chỉ định bán online thôi, nhưng trong lúc làm thì lại thấy cần phải kết hợp một chút với offline, như: tổ chức các buổi hội thảo, họp mặt,...
Định biên nhân sự giai đoạn này cũng chưa thể “chuẩn đét”, vì nhân sự cứ ra ra vào vào, lỗ,...vì chúng ta chưa có khả năng tuyển dụng người giỏi hay loại bỏ người kém,...
Vì vậy ở giai đoạn này, ông chủ và CEO cũng có thể “nhảy” xuống làm bảo vệ, làm mọi thứ, và cứ sai đâu thì sửa đấy. Giai đoạn Sống sót cứ tập trung cho bộ phận bán hàng là chính, mô hình cũng có thể thay đổi liên tục, con người vào ra liên tục, cách bán hàng thay đổi liên tục, sản phẩm cũng bị thay đổi điều chỉnh liên tục.
Đừng tập trung cố gắng làm mọi thứ quá bài bản. Cứ làm đi rồi nếu sai, hãy gỡ đi làm lại. Nếu thấy hiệu quả rồi thì mới chuyển đến giai đoạn thứ hai.
Các khoá học hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong giai đoạn này: CEO BEGINNER, Vận hành doanh nghiệp SME, Xây dựng hồ sơ gọi vốn.
Giai đoạn 2: Chuẩn hóa
– Biểu hiện: Sau khi trải qua giai đoạn 1 thì chắc chắn công ty đã đủ bộ phận (vai trò), đã có doanh thu. Cần mở rộng ngành hàng, kênh phân phối nhưng lại vướng vấn đề không biết cách tuyển dụng nhân sự, không biết đào tạo nhân viên.
– Mục đích: Lúc này chúng ta mới áp được doanh thu cho các phòng ban. Chủ doanh nghiệp có thể tính được hạn mức phần trăm của chi phí trên doanh thu. Nhân sự ổn định rồi thì mới viết được số lượng nhân sự như vậy thì gắn với mô hình nào. Chính sách lương ổn định thì mới tính được hạn mức phần trăm chi phí quỹ lương trên doanh thu. Bắt đầu làm được Hệ thống điều khiển trung tâm của doanh nghiệp - CCSC (Central Control System of Company).
– Giá trị cần đạt: Hệ thống được quy trình tạo ra sản phẩm/nhập hàng. Hiểu được công việc, có quy trình làm việc cho các vai trò kết hợp lại. Ở giai đoạn này bạn thậm chí phải làm nhiều vai trò 1 lúc, nhưng bạn cần nắm rõ mình đang làm ở vai trò gì, để sau đó lắp người vào mới được.
Từ hệ thống CCSC, sẽ có CCSD (Bộ điều khiển của một phòng ban - Central Control System of Department) và Bộ điều khiển CCSP (Central Control System of Person) - Bộ phận điều khiển của con người.
3 bộ điều khiển CCSC, CCSD, CCSP chính là bộ ba điều khiển dùng để khoán cho đến tận vị trí của nhân viên, kết nối từ chiến lược đi xuống hệ thống các phòng ban, phân bổ hạn mức đến phòng ban, rồi lại đến hạn mức từng nhân viên.
Chỉ khi Doanh nghiệp ổn định rồi, có các hạn mức, cơ chế khoán, kiểm soát,... rồi ta mới chuẩn hóa được, và sau đó là đến giai đoạn thứ ba.
Các khoá học hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong giai đoạn này: CEO Quản trị, CEO Master.
Giai đoạn 3: Tối ưu
– Biểu hiện: Doanh nghiệp đã định hình sản phẩm, định hình thương hiệu và khách hàng. Có được hạn mức, định mức. Có được dòng tiền. Nhưng vấn đề ở đây là chưa tối ưu và chưa phát huy hết năng suất. Không xây dựng được hệ số đo lường, hệ thống báo cáo – đo lường còn chưa rõ ràng, không biết các chỉ số để đo. Chú ý đến đội ngũ kế cận, xây dựng đội ngũ kế cận để nâng cấp bộ máy, trình độ của bộ máy lãnh đạo cấp trung
– Mục đích: Xây dựng được hệ thống báo cáo, đo lường chi tiết cho từng phòng ban, tối ưu về mặt chi phí, chỉ ra được toàn bộ hạn mức chi phí và khoán cho nhân viên.
Ví dụ bạn cần phải một mình làm nhiều việc cùng lúc nhưng đến lúc này bạn đã có đủ thông tin để lắp người vào từng vai trò và có thể KHOÁN được rồi: Ai, Làm gì, Trách nhiệm, Lợi ích, Hạn mức. Từ đó làm nền tảng để mở rộng quy mô, mở rộng công việc sẽ mở rộng doanh thu, hạn mức mở rộng dẫn đến mở rộng nhân sự.
Thế nào là tối ưu hóa? Nếu là “Tối ưu hóa về mặt chi phí”, CEO phải chỉ ra được toàn bộ hạn mức chi phí và khoán cho nhân viên, thì anh em nhân viên sẽ tiết kiệm.
Sự tối ưu hóa này là để đảm bảo hoạt động hiệu quả mà đời sống của anh em không đi xuống. Nhưng nếu ông chủ tham lam tối ưu hóa đến mức khắc nghiệt, vắt kiệt sức của nhân viên thì hệ thống sẽ đi xuống.
Để có thể tối ưu hóa về mặt chi phí thông qua các hạn mức, ta phải nghiên cứu sâu vào hệ thống CCSC.
Các khoá học hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong giai đoạn này: CEO Quản trị, CEO Master.
Giai đoạn 4: Tự động hoá
– Biểu hiện: Mỗi người, mỗi vai trò biết rõ công việc của mình, trách nhiệm và lợi ích của mình. Cần nhân sự cao cấp như 1 CEO thay thế. Nguy cơ chảy máu chất xám do không biết cách chia, không xây dựng được luật chơi tốt, người giỏi rời bỏ doanh nghiệp => biết cách chia, cấu trúc vốn, luật chơi chung để anh em đi theo mình. Đặc biệt, CEO cần xây dựng được tầm nhìn và chiến lược phát triển dài hạn hơn.
– Mục đích: Lúc này việc của CEO là đóng gói doanh nghiệp và nhân rộng ra thành 2 3 4 5 chi nhánh, đại lý, chuỗi, … Hoặc việc của CEO là mở rộng thêm ngành kinh doanh liên quan tạo thành hệ sinh thái.
– Giá trị cần đạt: Đóng gói doanh nghiệp và nhân bản dược 1 doanh nghiệp mới / chi nhánh mới giống như doanh nghiệp hiện tại của bạn.
Khi đã thực hiện xong giai đoạn Tối ưu hóa, lúc này ông chủ có rất nhiều tiền, nhưng nghèo nàn về thời gian, yếu kém về sức khỏe, gia đình không hạnh phúc,...vì thời gian qua đã dành quá nhiều thời gian và sức lực cho công việc kinh doanh.
Bấy giờ tiền chẳng để làm gì, vì tiền là để có sức khỏe, để có hạnh phúc, trí tuệ, tư tưởng thoải mái.
Vậy CEO đã đến giai đoạn Tự động hóa - khi CEO bắt đầu đưa phần mềm vào để vận hành Doanh nghiệp. CEO không cần xuất hiện ở Doanh nghiệp nữa mà Doanh nghiệp vẫn tự vận hành được. Hệ thống báo cáo, doanh số,....đều có thể quản lý được thông qua hệ thống phần mềm.
Các khoá học hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong giai đoạn này: CEO Quản trị, CEO Master.
Giai đoạn 5: IPO và nhân bản
IPO là viết tắt của Initial Public Offering - nghĩa gốc là "Phát hành lần đầu ra công chúng". Đó là quá trình huy động vốn đầu tư rộng rãi từ công chúng thông qua phát hành cổ phiếu mới lần đầu ra mắt và đưa lên sàn chứng khoán của các công ty cổ phần.
Doanh nghiệp thực hiện kế hoạch IPO với lý do chính là cần gia tăng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp, mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững cần phải có nguồn vốn nhất định và việc lên sàn giao dịch chính là cách huy động vốn đầu tư nhanh nhất, hiệu quả nhất.
IPO giúp nhân viên trong doanh nghiệp cũng có thể sở hữu một lượng cổ phiếu nào đó từ doanh nghiệp của mình, từ đó tạo lòng tin vững vàng giữa nhân viên và doanh nghiệp.
Đặc biệt giá trị lớn nhất khi doanh nghiệp IPO và nhân bản chính là tăng giá trị, tăng vị thế, uy tín đối với doanh nghiệp. Và đây chính là đỉnh cao nhất trong các giai đoạn xây dựng và phát triển doanh nghiệp.
Các khoá học hỗ trợ chủ doanh nghiệp trong giai đoạn này: CEO Master.
Kết
Khi ở giai đoạn Sống sót thì CEO không cần nghiên cứu giai đoạn Chuẩn hóa làm gì. Nhưng nếu CEO đã ổn định được doanh thu, hạn mức, nhân sự, quỹ lương, thì CEO phải chuyển qua giai đoạn điều khiển bằng trí tuệ, chứ không phải kiểu thủ công nữa.
Phần lớn doanh nghiệp việt cứ làm mãi giai đoạn 1 và không chuẩn hóa. Vì khi chuẩn hóa các CEO phải đầu tư thêm một lượng “máu” nhất định. Tuy nhiên lượng “máu” này là đáng để đầu tư.
Chúc các chủ doanh nghiệp nhận diện được doanh nghiệp mình đang ở giai đoạn nào và áp dụng được các bộ điều khiển để giúp công việc kinh doanh của mình phát triển hơn.
Theo dõi website Học viện CEO Hà Nội để cập nhật những kiến thức mới nhất về quản trị doanh nghiệp.
Truy cập kênh Youtube Học viện CEO Hà Nội tại đường link dưới đây:
Tài liệu cùng danh mục


